Xu hướng tìm kiếm: sang tao slogan, sang tao khau hieu cong ty,thiet ke profile, thiet ke name card, thiet ke brochure, thiet ke poster, thiet ke catalogue, thiet ke bao bi, thiet ke lich, thiet ke logo, nhan dien thuong hieu, xay dung thuong hieu
Để có được các slogan hay, ngoài việc đầu tư công sức và chất xám, các công ty còn phải đầu tư về quảng cáo, kèm theo đó là những chiến lược dài hạn để truyền tải thông điệp của họ một cách chính xác tới người tiêu dùng.
Các slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau:
Một slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó.
Hãng giày thể thao Adidas được ra đời vào năm 1949. Thể thao chính là mục tiêu mà Adidas hướng tới. Vào năm 2004, Adidas thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu lớn nhất trong vòng sáu năm bằng việc in cụm từ Impossible is nothing (Không có gì là không thể) bên cạnh nhãn hiệu của mình, để cho rất nhiều vận động viên nổi tiếng của mọi thời đại trong làng thể thao trên khắp thế giới mang nó trên trang phục hoặc dụng cụ của họ và đã gặt hái thành công vang dội.
Chiến dịch marketing cũng như sáng tạo slogan này của Adidas không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, mà qua đó, tạo tình cảm của khách hàng với Adidas. Mục tiêu “Không có gì là không thể” nhằm thúc đẩy phong trào thể thao, khuyến khích mọi người thuộc mọi lứa tuổi tham gia và trải nghiệm niềm vui của thể thao. Việc quảng bá hình tượng của công ty một cách hiệu quả thông qua slogan “Impossible is nothing” và các chiến dịch marketing cho thấy Adidas không chỉ đã trở thành người dẫn đầu trên thị trường về trang phục thể thao mà còn trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất.
Các slogan hay luôn phải là các slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, ưu việt của sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lõng thõng như vậy.
Có lẽ chúng ta dễ dàng nhận thấy biểu tượng đường cong màu đỏ với slogan “Just do it!” (Cứ làm đi) của hãng thể thao Nike. Slogan này được hiểu như một lời khuyến khích hay thúc đẩy người ta hãy tiến về phía trước và được ra đời vào năm 1970. Theo một số giả thuyết thì Nike đã thuê một số hãng quảng cáo thiết kế slogan cùng logo cho công ty.
Tuy nhiên Philip Hampson Knight (người sáng lập và là chủ tịch của Nike) không cảm thấy hài long với các phương án mà đối tác đưa ra. Cuối cùng, khi nghe một đối tác đưa thêm phương án “trình bày” nữa qua điện thoại, Knight tỏ ra thất vọng, cúp máy và nói: “Just do it!”. Lúc này có lẽ ông đã quá nản, có hiện tượng muốn buông xuôi rồi! Nhưng câu nói đầy “thái độ” ấy lại là một ý tưởng tuyệt vời gắn liền với Nike đến tận bây giờ.
Slogan hay phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chị là một bộ phận khách hàng rất nhỏ.
Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: “Đến chậm gậm xương”.
Khẩu hiệu công ty phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm.
Triumph chẳng hạn. Nhãn hiệu trang phục lót này đã tung ra câu slogan độc đáo: “Triumph – Thời trang và hơn thế nữa” Hợp thời trang? Đã đành! Còn “hơn thế nữa” – tức là hơn cả chuyện thời trang? Nhưng đó là gì? Câu bỏ lửng. Nó buộc người ta phải tò mò, tìm cách giải thích đoán định. Xem phải chăng câu nói đó muốn nhấn mạnh rằng Triumph không chỉ là một nhãn hiệu thời trang mà còn là dấu hiệu của người biết cách ăn mặc, của sự sành điệu?
Giữa sản phẩm của công ty này và các sản phẩm của các công ty khác – tất nhiên, trong các ràng buộc pháp lý thông thường.
Thương hiệu Apple không còn xa lạ với chúng ta, và khẩu hiệu công ty “Think different” (Hãy suy nghĩ khác biệt) có thể coi là slogan hay và nổi nhất trong lịch sử thăng trầm của Apple: Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản phẩm của thương hiệu này đem lại. Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứng dụng, phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sự ham muốn khám phá của người sử dụng.
Apple đã tập trung xây dựng thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trị tinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòng khách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này.
Yomost – “Một cảm giác rất Yomost” đọc lên nghe lửng lơ, mơ hồ, gợi sự tò mò. Có cả 1.001 cảm giác. “Rất Yomost” là cảm giác gì? Đi kèm câu khẩu hiệu công ty này còn có cả hình ảnh tĩnh hoặc động thể hiện sự sảng khoái vui tươi của các bạn trẻ xinh đẹp khi dùng sữa Yomost, như một sự minh hoạ. Nhưng dù sao, slogan và các hình ảnh này vẫn là một sự để ngỏ cho mọi cảm nhận, giải thích theo chiều hướng tích cực.
Tất cả những con người góp phần nên một thương hiệu lớn nhất thế giới từ John Walker ngày xưa đến Jim Beveridge ngày nay đã trung thành với câu Slogan “Không ngửng bước tới” (Keep Walking) để đạt được những ước mơ và khát vọng.
Không ngừng bước tới” (Keep Walking) không chỉ là biểu tượng của một thương hiệu, mà còn là biểu tượng toàn cầu của người đàn ông luôn tiến về phía trước. Chắc chắn những năm về sau, tinh thần “Không ngừng bước tới” (Keep Walking) sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng của mọi thế hệ.
Thông điệp mới này được Sony công bố năm 2009 nhằm thống nhất các ý tưởng truyền thông của Sony xuyên suốt các lĩnh vực điện tử, trò chơi, phim truyện, âm nhạc, điện thoại di động và các dịch vụ qua mạng.
“make.believe” biểu tượng cho tinh thần sáng tạo và cải tiến không ngừng, đồng thời tôn vinh cả hai lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Sony: ngành điện tử và ngành giải trí.
“believe” tượng trưng cho lý tưởng và các ý tưởng của Sony, bao gồm khả năng suy nghĩ, sự tưởng tượng và mơ ước; còn ”make” nhấn mạnh đến khả năng của tập đoàn trong việc biến các ý tưởng thành hiện thực.
Dấu chấm (.) nằm giữa make và believe là sự giao thoa giữa ý tưởng và hiện thực, là nơi mà cảm hứng gặp gỡ sáng tạo và sáng tạo gặp gỡ thực tế. Dấu chấm tượng trưng cho vai trò của Sony trong việc “kết nối” các ý tưởng thành hiện thực. Có thể nói make.believe là sự kết hợp giữa giấc mơ và hiện thực, giữa nhà thiết kế và các kỹ sư, giữa phần cứng và phần mềm, giữa điện tử và giải trí, giữa Sony và người tiêu dùng.
Slogan của S-Fone cũng rất ấn tượng: “S-Fone – Nghe là thấy”. Nghe mà thấy được ư? Hơi khó hiểu. Nhưng chính điều đó lại gợi sự tò mò, chú ý. Âm thanh được truyền đi rõ mồn một và nét đến độ làm cho người nghe có cảm giác hình dung ra ngay từng cử chỉ, trạng thái của người nói. Chất lượng dịch vụ được thể hiện qua slogan một cách cực kì khéo léo và gợi mở mà lại như một khẳng định chắc nịch nhờ cấu trúc câu ngắn đến mức tối thiểu, nhịp dằn mạnh.
Có thể nói slogan (khẩu hiệu) giống như lời tuyên thệ của doanh nghiệp, tất cả mục đích, ý nghĩa, sứ mạng, tầm nhìn của doanh nghiệp đều hàm chứa trong một câu nói ngắn gọn, súc tích, đa nghĩa đó. Nhưng không chỉ có vậy, sáng tạo slogan còn phải đạt một yếu tố không thể thiếu đó là thu hút được sự chú ý và gây ấn tượng mạnh đối với mọi người.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC
Số 56 – Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0928 066980 ( Mr: loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: https://freshbrand.vn – https://www.logostyle.vn