Từ Kinh thánh Guttenberg đến loại hiện đại có thể dịch chuyển và xa hơn nữa, những công cụ và phương pháp sản xuất giúp định hình những vật tạo tác sự nhận dạng. Mỗi thế hệ nhà thiết kế có thể và nên dựa vào những lựa chọn sản xuất mới để có cảm hứng, nhưng nên cẩn thận không nên để bị lôi kéo quá nhiều.
Thiết kế nhận dạng hình ảnh có nguồn gốc của nó từ thuật in thạch bản, và những hạn chế của công nghệ in lâu nay luôn ảnh hưởng hình thức và tính chất các logo. Những hình dạng dễ tái tạo là tiêu chuẩn cho các logo từ thập niên 1960. Tuy nhiên, khi công nghệ in phát triển, thì những hạn chế đã giảm.
Công nghệ hình ảnh kỹ thuật số đã mở ra nhiều cánh cửa, cho phép ứng dụng logo màu trên nhiều chất nền và vật liệu, giảm những tiêu chuẩn ứng dụng khá bảo thủ. Trong khi nó vẫn thận trọng xem xét ứng dụng viễn cảnh tệ nhất khi phát triển một nhận dạng hình ảnh thì phương pháp sản xuất viễn cảnh tệ nhất thường thì không còn tệ đến thế.
Trong khi vài nhà thiết kế còn bàn luận về những lợi ích của những phương pháp mới so với những kỹ thuật truyền thống thì những người khác đã nắm lấy lợi thế của những biến đổi này bằng cách tạo ra những sự nhận dạng hình ảnh có những đặc tính mà trước đó tránh: nhiều màu, những hình dạng phức tạp, độ dốc và những đường ranh giới mong manh.
Công nghệ kỹ thuật số đã tạo nên cơ hội mới cho những phong cách mới cho việc thiết kế nhận dạng.
Những kỹ thuật sản xuất và xử lý hình ảnh mới đã mở toang các cánh cửa cho những chương trình nhận dạng. Từ những tòa nhà và xe cộ bị trùm kín đến những hình chiếu có đèn từ phía sau và những họa tiết tạm thời, tạo nhiều những cơ hội để xử lý bề mặt sáng tạo cho những sự nhận dạng.
Thiết kế nhận dạng hình ảnh đã phát triển cùng với công nghệ, tạo cảm hứng cho vài nhà thiết kế tạo ra những điểm nhấn có hình ảnh phức tạp, mà một vài trong số đó làm mờ ranh giới giữa các logo minh họa và những hình ảnh minh họa.
Hãy nhớ không được vứt bỏ sự rõ ràng và dễ đọc để dọn đường cho sự sáng tạo phức tạp. Thường thì một điểm nhấn phức tạp hơn cần có một ứng dụng đơn giản hơn, trong khi một điểm nhấn rõ ràng tự nó có thể đi đến những ứng dụng nhiều chi tiết hơn.
Những danh thiếp lỗ rỗ, những biển quảng cáo 4 màu, cắt theo khuôn bằng laser chính xác: với công nghệ sản xuất ngày nay thì tất cả đều dễ dàng.
Mặc dù có những kỹ thuật sản xuất mới, nhưng những nguyên lý thiết kế cơ bản vẫn còn dùng. Mục đích vẫn là phát triển một sự nhận dạng khác biệt thành một chương trình hiệu quả. Các chương trình nhận dạng có những hạn chế do sự thích hợp với khách hàng và sự liên kết chiến lược với những mục tiêu của thương hiệu.
Ở cấp độ cao nhất, thiết kế là sự sáng tạo hoặc lắp ghép những yếu tố thành một trật tự gắn kết có ý nghĩa. Sự xuất hiện của những yếu tố mới tạo cơ hội cho ý nghĩa mới và đó là sự cải tiến.
Charles và Ray Eames đã dùng kỹ thuật khuôn gỗ ép để di chuyển Herman Miller đến mặt trước của thiết kế hiện đại. Phòng Z của công ty may mặc đã phối hợp công nghệ dệt với cắt bằng laser để tạo ra những hộp đồ dùng độc nhất.
Bối cảnh sản xuất chắc chắn định hình những thương hiệu là những công ty cải tiến và những nhà thiết kế lợi dụng những kỹ thuật mới thường là để giải quyết những vấn đề cũ theo những cách mới và khác biệt. Những thần tượng thiết kế giữa thế kỷ Charles và Ray Eames đã tận dụng kỹ thuật nổi bật thời đó của khuôn gỗ ép trong những thiết kế nội thất của họ cho Herman Miller. Trong khi gỗ ép theo khuôn không phải là vấn đề cốt lõi, thì nó tạo cơ hội đưa thương hiệu Herman Miller vào bối cảnh nội thất hiện đại và làm cho nó mãi mãi thay đổi.
Kỹ thuật sản xuất mới luôn luôn ảnh hưởng những thương hiệu một ít. Bạn phải thiết kế và nhớ trong đầui những phương pháp sản xuất cuối cùng, và cảnh giác với những cải tiến để luôn tận dụng lợi thế của chúng.